Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008

Cuộc khủng hoảng năm 2007 và 2008 là một cuộc khủng hoảng toàn hệ thống với một mức độ chưa từng có trong lịch sử tài chính hiện đại.

Những quy định về giá trị công bằng cũng mang tính đổng chu kí

Sự đối xứng này có thể coi là một điều tốt Xét cho cùng, nên mọi thứ đểu tốt, hệ thống tài chính sẽ vững chắc hơn và ngược lại. Điểm này họp lý, nhưng đáng tiếc nó không thể tách rời khỏi tính đổng chu kỳ.cu.u.

Thị trường dưới chuẩn ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh tế

Làm thế nào mà thị trường dưới chuẩn lại gây ra một sự lây lan tới tất cả những người tham gia thị trường tài chính và toàn ngành công nghiệp tài chính, gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế

Tìm hiểu đường dẫn thanh khoản

Tính thanh khoản thu hẹp vì câu hỏi “ai sẽ mất bao nhiêu tiền tiếp theo”. Nó cũng xảy ra vì việc cho vay không tự nguyện khiến cho tính thanh khoản càng giảm sút.

Vay và cho vay chứng khoán

Đây là một hình thức vay mượn dựa trên thế chấp đáng chú ý vì nó là nguồn vốn chính của những tổ chức tài chính và minh hoa cho cơ chế vay mượn dựa vào thế chấp.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Lãi suất giao sau và giao ngay: không có acbit

     Lãi suất giao sau được tạo ra kiểu này không có ac-bit bởi vì bất kể sự chênh lệch nào giữa lãi suất vào thi điểm trả lãi trả trước và lãi suất giao sau tính toán như trên sẽ tạo ra những cơ hội lợi nhuận không có rủi ro.

     Để xác định lãi suất tương lai, hoặc là lãi suất giao ngay hay giao sau, chúng ta cần 2 chi số dưới, nếu chúng ta bỏ qua ngày hiệm tại. Định nghĩa i12và F12là lãi suất giao ngay và giao sau giữa hai ngày 1 và 2. Ngày 1 là ngày bắt đầu và 2 là ngày kết thúc. Cho vay 1 năm có thể là một lẩn kỳ hạn hai năm hoặc hai lần kỳ hạn một năm.. Doanh thu cho chiến lược này là:

     Hai lần, kỳ hạn 1 năm: (l+5%)x(l+i12%)

     Chú ý là lãi suất giao ngay vào thời điểm 1 năm nữa là i12, từ ngày 1 tới ngày 2, và vẫn là ẩn số hôm nay. Doanh thu từ chiến thuật này không chắc chắn. Cho vay một lần kỳ hạn hai năm mang lại doanh thu là:

     Một lẩn, kỳ hạn 2 năm: (l+6%)2

     Điều kiện không ac-bít được thỏa mãn khi hai doanh thu này bằng nhau:

(1 + 6%)2 = (1 + 5%) X (1 + F12%)

     Giá trị lãi suất giao sau một năm kể từ bây giởlà F12=7.0095. Nếu lãi suất dự đoán i12giống như lãi suất giao sau F12, hai chính sách này hiệu quả như nhau. Trong trường hợp đó lãi suất giao sau là lãi suất hòa vốn khiến cho chính sách cho vay dài hạn và ngắn hạn giống như nhau.


Lãi suất giao sau và giao ngay: không có acbit



     Hãy xem xét trường hợp khi lãi suất giao sau Fưkhông bằng giá trị dự đoán i12này. Bằng cách cho vay và đi vay với lãi suất giao ngay, anh ta sẽ sao chép một giao dịch giao sau. Nếu doanh thu khác lãi suất giao sau, sự chênh lệch sẽ tạo ra cơ hội ác-bít không rủi ro. Ví dụ, nêu lãi suất giao sau cao hơn 7.0095%, một người có thể tạo ra một khoản nợ giao sau bằng cách vay và đi vay hôm nay. Số lượng dư thừa những khoản vay kỳ hạn một năm vào thời điểm một năm sau sẽ hạ lãi suất xuống và tăng lãi suất vay giao ngay. Hệ quả là thị trưởng cảm nhận lãi Suất giao sau ngẫu nhiên trong tương lai cũng tương đương với lãi suất giao sau.

     Kết quả của phương trình cân bằng trên, lãi suất giao sau cao hơn lãi suất giao ngay (5% & 6%) nếu biểu đồ doanh thu hướng đi lên (tức là lãi suất ngắn hạn (5% cho 1 năm) thấp hơn lãi suất dài hạn hạn (6% cho 2 năm)). Ngược lại, lãi suất giao sau thấp hơn lãi suât giao ngay nên biểu đồ doanh thu đi xuống. Khi biểu dồ phăng, lãi suất giao sau sẽ bằng lãi suất giao ngay.

     Lãi suất giao sau có thể được cố định ngày hôm nay bởi người cho vay. Nhưng cho vay/ đi vay còn có những chi phí giao dịch và vận chuyển tiền mặt. Một người nên ký hợp đồng thòa thuận lãi suất giao sau”, còn gọi là FRA. FRA sẽ trao đổi sự chênh lệch giữa lãi suất giao ngay tương lai và lãi suất giao sau. Có nhiều kiểu hợp đồngFRA tùy thuộc việc trả tiền xảy ra vào thởi điểm 1 hay 2. Cách viết thông thường là ví dụ FRA (2×3) nghĩa là ngày bắt đầu là thởi điểm 2 và ngày kết thúc là thời điểm 3.

     Có thể dễ dàng chỉ ra rằng cho vay cố định tương đương với cho vay với những kỳ hạn chia nhỏ với lãi suất giao sau. Nói cách khác, lãi suất giao ngay cốđịnh là trung bình của các lãi suất giao sau. Chứng minh điều này dựa vào các phương trình tính lãi suất giao sau từ lãi suất giao ngay của những kỳ hạn khác nhau.

     Bắt đầu với định nghĩa vế lãi suât giao sau f12, chúng ta có (l+s01)(l+f1?)=(l+s07)2. Tiếp đó dùng định nghĩa của lãi suất giao sau fata có (l+s02)(l+f23)=(i’i-s)3. Sau đó thay thế công thức của lãi suất giao ngay 0×2 là hàm số của lãi suất giao sau 1×2 trong định nghĩa ta có (l+s02)2(l+f23)=(l+s01)(l+f12)(l+f23). Nhưng f01= sovĐiều này cho thấy kết hợp 3 vụ đầu tư một năm giao sau (l+s01)(l+f12)(l+f23) tương đương với đầu tư trong 3 năm với lãi suất giao ngay (l+Sßj)3.


Lãi suất cố định và thả nồi

     Những giao dịch lãi suất thả nổi có một lãi suất ngắn hạn bởi vì lãi suất được chinh lại định kỳ. Sử dụng nợ ngắn hạn cũng tương tự, vì lãi suất cũng bị thay đổi khi khoản nợ được gia hạn. Tuy nhiên, nợ dài hạn với lãi suất thả nổi rất khác với một khoản nợ ngần hạn. Nợ ngắn hạn có tiềm ẩn rủi ro tính thanh khoản do phải được vay nợ mới vào ngày đáo hạn.

     Lãi suất thả nổi được chỉnh lại tùy thuộc vào chỉ số thị trường vào đầu mỗi kỳ để tính toán lãi tích lũy phải trả. Giữa hai ngày điều chỉnh, lãi suất được cố định. Ngay sau ngày chỉnh, dòng tiền trả lãi suất trở nên cố định trong khi dòng tiền của những giai đoạn tiếp theo không chắc chắn. Ví dụ điển hình nhất về lãi suất thả nổi là lãi suất Libor (Lãi suất Mời chào giữa các ngân hàng london). Libor là lãi suất cho việc vay mượn giữa các ngân hàng. Chúng không hoàn toàn không có rủi ro, nhưng khá thống nhất với rủi ro trung bình của các ngân hàng. Có nhiều lãi suất Libor cho những kỳ hạn khác nhau, tối đa là 1 năm: Libor 1 tháng và Libor 1 năm được chỉnh lại từng tháng/năm từ ngày bắt dầu. Bởi vì lãi suất thị trường thường được xác lập vào đầu một kỳ, chúng được xác định trước vào đầu kỳ kế tiếp.


Lãi suất cố định và thả nồi


     Đôi khi, lãi suất tham khảo khó sử dụng hơn lãi suất Libor vì không có mối quan hệ nào giữa chúng và những lãi suất được định trước như Libor. Một số lãi suất tham khảo được tính bằng lãi suất lịch sử trung bình và do đó chỉ được tính ra vào cuối mỗi kỳ. Những lãi suất như vậy phức tạp hơn bởi vì chúng được xác lập sau mỗi kỳ. Ví dụ chúng có thể được dùng để ấn định lãi suất của các khách hàng riêng lẻ. Một số khoản vay cho khách hàng có liên quan tới lãi suất hàng ngày trung bình trong một tháng. Lãi suất điều chỉnh là một ví dụ khác của một lãi suất chỉ có liên hệ lỏng lẻo với lãi suất thị trưởng. Chúng có thể được điều chỉnh nhưng không phải vào những ngày định trước. Lãi suất điều chỉnh đối với những tiền ký gửi tiết kiệm có thể được điều chỉnh vào cuối tháng và thay đổi từng bước. Lãi suất tùy thuộc vào một sự kết hợp tuyên tính giữ các chuẩn so sánh, ví dụ như lãi suất ngắn hạn và tỷ lệ lạm phát. Lý do của những lãi suất này là để tạo chi số lạm phát cho các khoản tiết kiệm. Những sản phẩm như vậy rất phổ biến ở các ngân hàng châu Âu và tạo ra những vấn đề phòng hộ phức tạp. Chú ý lãi suất ngân hàng đối với khách hàng khác lãi suất thị trường.  Những lãi suất đó chênh lệch cao hơn lãi suất thị trường. Trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ, lãi suất ngắn hạn bao gồm một biến khả biến.


Một số quy định mới về rủi ro thị trường

      Những chi đạo này được vạch ra trong buổi họp ở Basel tại Ngân Hàng Quyết Toán Quốc Tế, do đó mang tên Hiệp Ước Basel. Một chuỗi các Hiệp Ước ở Basel bắt đầu 20 năm trước với Hiệp Ước Basel về rủi ro tín dụng dựa trên tỷ số Cooke rất đơn giản. Tỷ số Cooke quy định rằng chi phí vốn để cho vay hoặc cho rủi ro tín dụng nói chung nên ờ mức 8% những tài sản gia trọng bằng rủi ro. Những tài sản có trọng số rủi ro là lượng tài sản gặp rủi ro, nhân với một hệ số từ 0% tới 100%. Giá trị hệ số phụ thuộc với xác suất của thua lỗ tín dụng, sau khi xem xét hiệu ứng phân tán hóa của danh mục đầu tư. Hiệp ước vốn đầu tiên rất dễ thực thi, và đó là mục đích của sự đơn giản đó.


Một số quy định mới về rủi ro thị trường



     Những bổ sung năm 1996-1997 nhắm tới rủi ro thị trường, và cho phép sử dụng một phương pháp tiêu chuẩn dùng trọng số rủi ro và phương pháp mô phỏng nội bộ – mô hình chi số “giá trị gặp rủi ro”. Thách thức định lượng những thua lỗ tiềm năng là biên những rủi ro không hữu hình thành những con số giá trị tiền tệ định lượng. Giải pháp là dùng khái niệm “giá trị gặp rủi ro” để biên rủi ro thành giá trị Dollar hay Euro thông qua mô hình rủi ro. “Giá trị gặp rủi ro” được ưa thích bởi vì nó đo đạc những thua lỗ tiềm năng bằng một con số duy nhất, điều mà những nhà quản lý ngân hàng yêu cầu. “Giả trị gặp rủi ro” là thua lỗ tiềm năng mà rất ít trường hợp nào có thể vượt qua. Khái niệm này đã có lịch sử khoảng 10 năm và được áp dụng ở phần lớn các ngân hàng như là cơ sở của việc tính toán chi phí vốn của rủi ro thị trường.

     Vào tháng 1 năm 2007, Hiệp Ước Basel 2 về rủi ro tín dụng đã được thực thi ở châu Âu và những ngân hàng quốc tế lớn. Hiệp Ước Basel 2 quy ước việc tính toán chi phí vốn dựa theo rủi ro tín dụng của người đi vay, bổ sung một bước tính sử dụng đánh giá uy tín tín dụng của người đi vay (thay cho phương pháp tiếp cận Tiêu Chuẩn đơn giản hơn).

     Xếp hạng đánh giá uy tín tín dụng trên một thang điếm. Đối với trái phiêu, các thang điếm xếp hạng của các cơ quan xếp hạng được dùng phổ biến. Chúng là những điếm chữ cái, ví dụ trên thang của Moody Aaa, Aa, A, Baa, Ba, B. Các thang điểm chi tiết cũng được sử dụng. Theo Hiệp ước Basel 2, tất cả những người đi vay từ ngân hàng đểu được chi định một xếp hạng tín dụng nội bộ. Đổi với các cá nhân, lượng dữ liệu lớn trong giao dịch lẻ ở ngân hàng cho phép sử dụng những biện pháp thống kê, hay “điểm”, đế đánh giá uy tín tín dụng. Một số phương pháp thống kê này được dùng trên toàn nước Mỹ ví dụ như FICO (lập đoàn Fair Isaac). Một số khác dùng ở từng ngân hàng khác nhau như ở châu Âu.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: rủi ro tài chính, khủng hoảng tài chính

Giới thiệu về rủi ro tài chính

     Rủi ro tài chính được định nghĩa chính xác vì chúng được quy định. Các quy định yêu cầu phải lượng hóa những thua lỗ tiềm tàng từ rủi ro, và những thua lỗ tiềm năng đó là căn cứ để quyết định cơ sở vốn của các định chế tài chính. Nhũng quy định cùa hệ thang tài chính được nói tới trong chương 19 và 20. Ở đây sẽ chỉ tóm tắt những nguyên tắc co bản. Khái niệm chủ chốt của những quy định rủi ro là nguyên tắc “vốn thỏa đảng”, *p đặt một cơ sở vốn tương xứng với những rủi ro của từng ngân hàng. Nguyên tắc này là hợp lý: thay vì “làm cái này và đừng làm cái kia”, các ngân hàng chỉ cần có đủ vốn để có thể phòng bị cho những rủi ro của họ.


Giới thiệu về rủi ro tài chính



    Lập luận của nguyên tắc này là những người cho vay luôn phải hấp thụ “những khoản lỗ thống kê”, ví dụ như những thua lỗ đo đạc được trong những giao dịch trực tiếp với khách hàng. Tính toán chi phí rủi ro có thể bao gồm đủ phí cho những nhân tố, nếu các ngân hàng cảm thấy họ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố đó trong danh mục đầu tư của họ. Vậy điều gì sẽ xảy ra với đổng Euro hay Dollar đầu tiên gây thua lỗ lớn hơn chi phí ước  lượng đó? Nêu thiếu vốn, sẽ không có gì để đệm cho những thua lỗ “trung bình” đó. Lý lẽ của vốn đệm là các ngân hàng phải có đủ vốn để duy trì những thua lỗ lớn hơn nhiều so với trung bình. Cho nên lẽ dĩ nhiên là phải yêu cầu một cơ sở vốn xứng với những thua lỗ không ngờ được để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng. Tất nhiên, những thua lỗ không đoán trước được nằm ở tương lai. Những nguy cơ này có thể sẽ trở thành sự thật theo những cách cũng không đoán trước được và phụ thuộc vào những rủi ro hiện thời của ngân hàng. Thách thức của những người làm luật và các ngân hàng là định lượng những thua lỗ tiềm tàng từ những rủi ro hiện tại.

     Nguyên tắc “vốn thỏa đáng” là xuất phát điểm của quản lý rủi ro hiện đại bởi vì nó đòi hỏi biền những khoản lỗ tiềm năng không hữu hình thành giá trị Euro hay Dollar. Định lượng và mô phỏng rủi ro đã có những tiên bộ vượt bậc do sự thúc đẩy của những quy định vốn.


Đọc thêm tại: http://kienthuctaichinhnganhang24h.blogspot.com/2015/04/rui-ro-tin-dung-va-rui-ro-lai-suat_20.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: khủng hoảng tài chính 2008, rủi ro lãi suất

Rủi ro tài chính luôn luôn rình rập

     Rõ ràng, những người tham gia tài chính ý thức được những rủi ro đó và họ chuẩn bị tình thần cho những vụ gián đoạn thị trường. Một cách thông thường để bảo vệ một ngân hàng khỏi những gián đoạn thị trường là nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao. Những tài sản thanh khoản là những thứ dễ bán nhất mà không tiềm tàng nguy cơ thua lỗ. Những tài sản ngắn hạn không rủi ro ít bị tác động bởi những dao động giá trị han khi lãi suất tăng. Trong những thời điểm bất an, nhu cầu cho những tài sản có chất lượng tín dụng cao sẽ tăng, khi người đầu tư muốn đầu tư vào những tài sản an toàn hơn.

    Tài sản đạt được hai yêu cầu đó là tín phiếu chính phủ. Nắm giữ những tài sản như vậy cho phép có thể bán chúng đề có tính thanh khoản khi thị trường đi xuống. Các ngân hàng năm giữ một phần tổng tài sản của họ dưới dạng những tài sản có tính thanh khoản cao. Tỷ lệ bao nhiêu tùy thuộc vào nguy cơ bị tác động thị trường của ngân hàng và chính sách của họ. Luật thường không quy định lượng tối thiểu tuy nhiên các nhà quản lý sẽ theo dõi tình trạng của các ngân hàng. Nhược điểm là những tài sản có tính thanh khoản cao này thường mang lại lợi nhuận thấp, tạo ra một sự đánh đổi giữa sự an toàn và tính lợi nhuận.

Rủi ro tài chính luôn luôn rình rập


     Rủi ro thanh khoản thị trường là một rủi ro giá cả và liên quan tới khả năng bán những công cụ ở một giá hợp lý. Tính thanh khoản thị trường liên quan trực tiếp tới lượng giao dịch trong các thị trường vốn. Miễn là trao đổi vẫn tiếp tục, việc bán tài sản mà không làm ảnh hưởng tới giá là một điều khá dễ dàng. Giai đoạn gần đây cho thây tính thanh khoản thị trường có thể suy giảm giống như tính thanh khoản cung cấp vốn.

     Việc thiếu những quy định về rủi ro thanh khoản là một lỗ hổng, giống như trong lý thuyết tài chính. Nó là một điểm yếu nghiêm trọng đã biển một sự xuống dốc cùa thị trường vốn thành một cuộc khủng hoảng thanh khoản nghiệm trọng cho cả thì trường và hệ thông tài chính.

     Kiểm tra những bản báo cáo tài chính của các ngân hàng ờ nhiều quốc gia từ cuối năm 2006 cho thây các ngân hàng có vẻ như đã được chuẩn bị cho những rủi ro này. Chúng cho thây một lượng những tài sản có tính thanh khoản cao, lệch hạn giữa ngày đáo hạn tài sản và nợ, những biện pháp điều chỉnh vốn, vốn đệm trên mức yêu cẩu tối thiểu, những tính toán về “giá trị bị rủi ro”, và đánh giá vốn kinh tế cho rủi ro tín đọng, dựa trên đánh giá kinh tế thay vì luật. Những tiết lộ này tạo nên cơ sở cho niềm tin về cung cách quản lý rủi ro trước cuộc khủng hoảng.

Rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất

     Mọi cơ chế tiêu cực cổ điển đáng ra chỉ có tác động hạn chế vì những quy định về rủi ro. Những quy định này đề cập tới những rủi ro chính của những người tham gia tài chính. Rủi ro được định nghĩa là sự kết hợp của sự bất định và những thua lỗ tiềm năng trong bối cảnh tiêu cực. Những rủi ro chính được lượng hóa bởi những quỵ định Basel. Rủi ro tín dụng là rủi ro thua lỗ do người đi vay võ nợ hoặc giảm uy tín tín dụng. Rủi ro thị trường là rủi ro thua lỗ do những thay đổi tiêu cực trong giá trị các công cụ tài chính (cổ phiếu, trái phiếu…) trong khoảng thời gian cần thiết để thanh lý chúng để tránh thua lỗ thêm. Cả hai loại rủi ro này đều được tiết chế trong các ngân hàng. Rủi ro tín dụng được nói tới trong những quy định Basel 2. Những bố sung vào hiệp ước Basel năm 1996-1997 cho phép đo lường rủi rõ thị trường bằng chi phí vốn hoặc chi số “giá trị gặp rủi ro”. Những rủi ro khác được định nghĩa rõ ràng và được giám sát mặc dù chủng không tốn chi phí vốn.


Rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất



     Rủi ro lãi suất là rủi ro thua lỗ đo những biến động tiêu cực của lãi suất, đặc biệt khi dù phí nợ tăng lên. Rủi ro thanh khoản, hay rủi ro cấp vốn, nói tói mức độ sẵn có của vốn khi cẩn thiết. Đó là rủi ro không huy động được vốn với một chi phí chấp nhận được, và đỉnh điểm là khi một tố chức tài chính không thế huy động thêm vốn, dẫn tói sự sụp đố ngân hàng.

     Cả hai rủi ro trên đều liên quan tới rủi ro lệch kỳ hạn. Điều này bắt nguồn từ ngày đáo hạn tài sản chậm hơn ngày đáo hạn vốn. Cho vay hay đầu tư dài hạn và đi vay ngắn hạn là một cách làm thông thường vì nó cho phép các định chế tài chính lợi dụng lãi suất thấp hơn của thị trường ngắn hạn có tính thanh khoản cao và lãi suất dài hạn cao hơn khi cho vay. Lệch kỳ hạn tạo ra rủi ro thanh khoản khi người tham gia tài chính chuyển hạn những khoản nợ của họ. Điều này tạo ra rủi ro lãi suất bởi vì chuyển hạn những khoản nợ ngắn hạn sẽ dùng lãi suất phổ biến và có thể tăng. Rủi ro lệch hạn là một điều bình thường ngay cả trong những định chế lưu ký lợi dụng vốn vay ngắn hạn và cho vay dài hạn. Quả là đáng nhạc nhiên khi rủi ro lệch hạn vẫn do các ngân hàng kiểm soát và không đòi hỏi chi phí vốn nào vì rủi ro lệch hạn là nguồn gốc của sự sụp đố của những định chế tiết kiệm và cho vay ở Mỹ vào năm 1979. Lúc đó, lãi suất ngắn hạn tăng vọt khi Chủ Tịch Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ, Paul Volcker, quyết định tăng lãi suất lên hai chữ số để chống lạm phát.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: các loại rủ ro, rủi ro lãi suất

Hậu quả của cơ chế lan truyền

    Vốn sở hữu của các ngân hàng giảm vi giá trị danh mục đẩu tư giảm, do tài sản bị sụt giá, càng làm tăng thêm nỗi lo sợ thua lỗ và không đủ vốn của ngân hàng. Vốn của một ngân hàng là co sở cho các quy đinh. Nó được coi như tấm đệm tạo ra sự an toàn bằng cách hấp thu những khoản thua lỗ. Một khi vốn đã suy yêu do những thua lỗ tương đương với kích vốn, khả năng thanh toán và uy tín tín dụng của ngân hàng sẽ giảm đi đáng kể.    Những cơ chế như vậy thường được tạo ra do môi trường tài chính xấu đi. Nhung hệ quả thường hạn chế và không bao giờ dẫn tói một nguy cơ toàn hệ thống. Hơn nữa, lịch sử gần đây của các nền kinh tế tăng trường liên tục nhờ được cấp vốn dễ dàng cho thấy những tác động đối xứng. Trong giai đoạn mô rộng, người ta dễ dàng chấp nhận những tài sản rủi ro cao hơn. Giá trị của tài sản cũng tăng và tạo ra thăng dư vốn, thay vì thua lỗ vốn, cho phép các tổ chức đòn bẩy có thể tăng đòn bẩy của họ. vốn sở hữu của công ty tăng nhờ lợi nhuận. Kết hợp những điều kiện kinh tế thuận lợi với những quy định mang mục đích giới hạn những tác động tiêu cực khiển cho ngành công nghiệp tài chính đàn hồi hơn. Điều này được chứng minh bởi một vài cuộc khủng hoảng đã gây nhiều lo ngại nhưng chi dừng ở mức độ hạn chế như cuộc suy thoái năm 2002.


Hậu quả của cơ chế lan truyền



    Những điều kiện tài chính không thuận lợi thường kéo theo “hiệu ứng của cải”. Đối mặt với lượng của cải hao hụt, do giá bất động sản hay giá tài sản tài chính giảm, chỉ tiêu cũng giảm sút. Một cuộc khủng hoảng tài chính thường dẫn tới những hệ lụy kinh tế tiêu cực, nằm ngoài lĩnh vực tài chính. Chi tiêu tiêu dùng không thể dựa vào việc vay thêm dựa vào những khoản thế chấp nữa, điều chỉ khả thi khi giá nhà tăng cho phép nới rộng khoản nợ trong giới hạn cho phép của người cho vay. Mọi người đểu chi tiêu ít đi do của cải hao hụt. Hiệu ứng này làm giảm tiêu dùng và đẩu tư. Tiêu dùng và doanh thu đều giảm, lãi suất tiết kiệm trở thành âm. Mọi người đều nghi ngại về khả năng tăng trưởng và đo đó cũng thay đối những dự đoán của mình. Tăng trướng chậm lại dẫn tới suy thoái. Tất cả mọi thành phần kinh tế, các công ty tài chính và phi tài chính đều đối diện với nguy cơ tăng trưởng giảm.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: các loại rủ ro, khủng hoảng tài chính 2008

Tìn hiểu về hiệu ứng domino

     Một hiệu ứng lây lan nổi tiếng được gọi là “hiệu ứng domino”. Sự thất bại của một tổ chức tài chính lớn gây ra sự sụp đổ của những tổ chức khác có ngụy cơ cạp, ví dụ thông qua việc cho tổ chức khó khăn vay tiền. Hiệu ứng domino đóng một vai trò trong cuộc khủng hoảng bởi vì có rất nhiều tổ chức đã bị phá sản. Đây là cơ sờ của nguyên tắc “quá lớn để có thể phá sản”, nói cách khác không có tổ chức tán nào có thể được cho phép sụp đổ vì lo sợ sẽ lây lan ra nhiều tố chức khác. Đáng chú ý lá nguyên tắc này đã không được thi hành khi nhà chức trách Mỹ đã cho phép Lehman Brothers phá sản, mặc dù họ đã làm tất cả những gì có thể trong những trường hợp tương tự (Bear Stearns bị thâu tóm bởi J.p Morgan với một hạn mức tín dụng của Cục Dữ Trữ Liên Bang). Hiệu ứng domino là hậu quả chứ không phải là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng. Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét một số hiệu ứng lây lan chính, ngoài “hiệu ứng domino”, và những cơ chế đổng chu kỳ được coi như giải thích cho cường độ của cuộc khủng hoảng.    Sự suy thoái thị trường vốn bị kích hoạt bởi nhiều yểu tố đã phát triển lớn hơn nhiều so với những cuộc khủng hoảng gần đây. Các nhà đẩu tư đã chuyển sang những khoản đẩu tư an toàn hơn do lo sợ sẽ thua lỗ thêm do sự đi xuống của thị trường. Những nhà đẩu tư bán đi những tài sản rủi ro và mua tín phiếu và trái phiêu chính phủ. Việc bán những tài sản đó càng đẩy nhanh sự tụt dọc của thị trường vốn.


Tìn hiểu về hiệu ứng domin



    Bán tháo tài sản xảy ra ở tất cả các quỹ và các công ty tài chính đòn bẩy (vay nợ đế đầu tư) do giá trị chứng khoán thế chấp của họ giảm. Tất cả các quỹ đòn bẩy, sử dụng nợ (đòn bấy) để mua những tài sản của họ, phải có tỷ lệ số nợ – giá trị (LTV) thấp hơn. Khoảng cách giữa giá trị đảm bảo và khoản nợ được gọi là “haircut”, và khi chạm tói giá trị tối thiểu thì món nợ phải giảm đi hoặc thế chấp bổ sung phải được cung cấp. Nói cách khác, khoản nợ tài chính phải được thế chấp quá cao, một điều bình thường cho những ngươi tham gia tài chính, bởi vì thế chấp được tạo ra từ những cổ phiếu với giá trị thay đổi tùy hoạt động thị trường. Khi giá trị của những công cụ thị trường giảm, tỷ số này giảm, khiên cho món nợ không thể duy trì. Đế tuân thủ những những yêu cẩu của người cho vay, các tổ chức đẩu cơ vay nợ chỉ còn một cách: bán tháo tài sản để giảm nợ đế cứu vãn tỷ số LTV, càng làm tăng thêm sự rối loạn thị trường.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: khủng hoảng tài chính, rủi ro tín dụng

Những tác động tiêu cực tới thị trường do khủng hoảng



   Rủi ro vỡ nợ, đo bằng khả năng vỡ nợ và độ lớn của những tổn thất đó, tăng dần lên. Lãi suất bắt đầu tăng từ giữa năm 2004. Giá nhà bắt đầu giảm từ năm 2005 tói 2006 ở Mỹ. Cả hai yêu tố làm giảm khả năng thanh toán của người đi vay và tăng số lượng những vụ vỡ nợ thế chấp vào năm 2007 và đẩy nhanh trong những tháng sau đó. Những thua lỗ tiềm năng có quan hệ trực tiếp tới những vụ vỡ nợ đó. Vào thời điểm viết sách này, vẫn còn khó để đánh giá, với ước lượng bắt đầu từ 200 tỷ USD cho tới những con số lớn hơn nhiều vào năm 2008.

   Những đặc tính cụ thể của những khoản vay dưới chuẩn khiến cho người cho vay tăng lãi suất lên cao sau giai đoạn chiếu cố ban đầu với lãi suất thấp. Đỉnh của những vụ vỡ nỡ đã được dự đoán sẽ xảy ra khoảng thời điềm đó, năm 2007-2008, dựa theo ước lượng từ hổ sơ của những vụ vỡ nợ thế chấp. Giá nhà giảm đã thây rõ từ năm 2006 và tăng tốc sau đó. Ba yếu tố đồng thòi làm tăng tỷ lệ vỡ nợ trong năm 2007-2008.


Những tác động tiêu cực tới thị trường do khủng hoảng



   Số lượng vỡ nợ cao hơn đã được dự đoán, nhưng có lẽ không với số lượng nhiều như đã thấy, và dự đoán sẽ chi giới hạn trong phân khúc này. Nhưng mọi thứ đã không xảy ra như vậy. Thay vào đó, những vấn đề trong phân khúc này làm bùng nổ sự lây lan chưa từng thây và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng trong hệ thống.

   Những tác động tiêu cực bao gồm suy thoái thị trường vốn, sự suy giảm tính thanh khoản trong cấp vốn và chi phí vốn tăng cho tất cả những người tham gia tài chính, một sự thu hẹp tín dụng, và cuối cùng hệ quả kinh tế tiêu cực với nguy cơ của một cuộc suy thoái kinh tế.

   Cuộc khủng hoảng mùa hè năm 2007 trở thành một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng vào năm 2008 với một loạt những vụ sụp đổ ngân hàng, sáp nhập, thua lỗ, sự can thiệp chưa từng thây của những nhà chức trách tài chính bơm tiền mặt vào hệ thống và việc quốc hữu hóa những tổ chức lớn. Khi cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh điểm, những nhà cầm quyền ở Mỹ đã thông qua một kế hoạch khẩn cấp lớn chưa từng có trong tài chính hiện đại vào tháng 9 năm 2008 để tách biệt những tài sản “độc hại” khỏi bảng cân đối  kế toán của các ngân hàng. Ở các nước khác, đặc biệt là Anh, những kế hoạch tương tự cũng được thực thi. Cùng thời điểm, các nhà chức trách Mỹ, đối mặt với sự sụp đổi của những tổ chức lớn, đã hỗ trợ một vài ngân hàng đầu tư tai to mặt lớn trên phố Wall nhưng để cho Lehman Brothers phá sản. Sự kiện đó có vẻ như đã làm thay đổi hoàn toàn niềm tin vào hệ thống tài chính và nhanh chóng tăng tốc sự xuống dốc của những thị trường vốn.

   Vào thời điểm này, đã quá rõ ràng là hệ thống tài chính tổng thể đang đứng trên bờ vực sụp đổ và thị trường tài chính đã thay đổi toàn diện chỉ trong một vài tuần, với những ngân hàng đầu tư biến mất, do sát nhập hay sụp đổ, bao gồm cả những ngân hàng lớn nhất và công ty bảo hiểm lớn nhất trên thế giới AIG.

    Chỉ cần theo dõi thông thường cũng có thể xác định được những cơ chế lây lan cổ điển. Nhưng có những cơ chế lây lan khác khó hiểu hơn, đã trở thành tâm điểm của làn sóng các quy định mới đang xảy ra ngày nay.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: rủi ro tài chính, rủi ro tín dụng

Thị trường dưới chuẩn ảnh hưởng ra sao tới nền kinh tế?



   Nhìn qua, cuộc khủng hoảng này có vẻ như một sự khó hiểu. Mất một thời gian để có thể có một bức tranh tài chính hoàn chỉnh về những gì đã xảy ra trong một khung thời gian hạn hẹp, để có một sự cảm nhận đúng đắn về tầm cỡ của những thua lỗ được dự đoán của tất cả những người tham gia vào thị trường tài chính, để hiểu quy mô nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, để nhận ra rằng thị trường tài chính đang phải trải qua một cú sốc chưa từng có trong thời hiện đại, và những luật lệ và những cách làm tốt nhất trong quản lý và quản lý rủi ro chưa hiệu quả.


Thị trường dưới chuẩn ảnh hưởng ra sao tới nền kinh tế?



    Làm thế nào mà thị trường dưới chuẩn lại gây ra một sự lây lan tới tất cả những người tham gia thị trường tài chính và toàn ngành công nghiệp tài chính, gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tê? Tại sao những quy đinh thất bại? Làm sao mà rủi ro hệ thống có thế trở thành sự thật vào một thòi điểm khi những luật lệ với mục đích để loại trừ nó được phát triển với đỉnh cao là sự thực thi của Hiệp ước Basel 2 cho các ngân hàng, và với giai đoạn cuối cùng của những quy định Khả Năng Thanh Toán 2 đối với ngành công nghiệp bảo hiểm?

    Kích cỡ thị trường dưới chuẩn ước lượng khoảng 600 tỷ USD vào năm 2007 so với 3000 tỷ USD của thị trường vay thế chấp. Những khoản vay dưới chuẩn là những khoản vay mà thông thường sẽ không được cung cấp cho người đi vay vì họ không có đủ tiêu chuẩn tín dụng. Những người vay dưới chuẩn baan đẩu trả 200-300 điểm cơ sở (2-3%) cao hơn lãi suất thế chấp chuẩn (chênh lệch) bởi vì họ có rủi ro tín dụng cao hơn và bởi vì thông thường họ sẽ không được cho vay. Những người vay dưới chuẩn thường trả lãi suất thay đổi, với giai đoạn ưu đãi (2-3 năm) trước khi lãi suất tăng cao hơn. Những đặc tính đó khiến cho những khoản vay rủi ro hơn nếu những người đi vay không thể duy trì trả lãi suất cao hơn và nếu giá nhà giảm.

   Việc vỡ nợ thường không xảy ra vào giai đoạn đầu của một khoản nợ hay ở giai đoạn cuối khi khoản nợ đã gần được trả xong. Thay vào đó, việc vỡ nợ hay xảy ra nhất ở giai đoạn giữa, theo thông kê là khoảng 50 tới 60 tháng sau khi bắt đầu, và phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như điều kiện kinh tế hay bản chất của lãi suất phải trả, cố định hay thả nổi. Đối với người cho vay, thua lỗ trong trường hợp vỡ nợ được làm giảm bớt nhờ có bất động sản được dùng thế chấp cho khoản nợ.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: rủi ro tài chính, khủng hoảng tài chính

Nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính 2008

Vào giữa năm 2007, giá nhà ở Mỹ bắt đầu giảm. Trong những năm trước đó, ngành công nghiệp cho vay thế chấp đang nở rộ và thị trường dưới chuẩn phát triển nhanh chóng. Những khoản vay dưới chuẩn là những khoản nợ sẽ không được chấp nhận theo những tiêu chuẩn thông thường. Giống như những khoản thế chấp khác, chúng được thế chấp bằng tài sản bất động sản, và dựa vào hy vọng là giá nhà sẽ tăng khiến cho vật thế chấp có thêm giá trị và trở thành một khoản vay thế chấp chuẩn. Việc dùng thế chấp thường được đo bằng tỷ số “nợ và giá trị”, tỷ số của giá trị vật thế chấp so với khoản nợ, gọi là LTV. Tỷ số LTV thấp hơn 1 đối với thế chấp. Nó cao hơn tiêu chuẩn của những khoản vay dưới chuẩn.


Nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính 2008



     Trong những năm trước thị trường vốn vận hành trơn tru và tất cả những tổ chức tài chính mở rộng có lợi nhuận. Hơn nữa, hệ thống tài chính được tiết chế. Những quy định Basel 2 về rủi ro tín dụng ngàn hàng được có hiệu lực vào năm 2008 ở châu Âu. Ớ Mỹ, các ngân hàng tránh tuân thủ hoàn toàn với những quy định mới, trừ những ngân hàng quốc tế. Nhưng ở cà hai nơi, rủi ro thị trường được theo dõi kỹ lưỡng bởi những người giám sát.

    Tuy nhiên, nhiều người tham gia tài chính đã bắt đầu lo ngại từ giữa năm 2007 vì giá nhà đã ngừng tăng và lãi suất đối với những khoản vay dưới chuẩn được dự đoán sẽ tăng sau thời kỳ ưu đãi ban đầu. Một cuộc khủng hoảng trong mảng dưới chuẩn của thị trường sẽ có một ảnh hưởng hạn chế. Thị trường dưới chuẩn là một phân khúc nhỏ trong thị trường thế chấp khổng lồ của Mỹ. Kể cả nêu một số người đã dự đoán đươc những khó khăn trong lĩnh vực đặc biệt này, không ai đoán được nó sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng toàn hệ thống.

    Trong thực tế một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy trong thời hiện đại đã hình thành tới cuối năm 2007 và đỉnh điểm là sự sụp đổ của Lehman Brothers ở Mỹ vào tháng 9 năm 2008. Vào thời điểm đó, toàn bộ hệ thống tài chính rõ ràng đã rơi vào cuộc khủng hoảng có hệ thống đầu tiên trong thời hiện đại. Sự sụp đổ của các ngân hàng, đã từng được  coi là một thứ của dĩ vãng, đã trở nên phổ biến trên quy mô lớn. Northern Rock phá sản, một sự kiện chưa cố tiền lệ trong ngành công nghiệp tài chính đang bùng nổ ở Anh trong thế kỷ vừa rồi. Sự sụp đổ lan rộng tới nhiều đối tượng, quỹ và những công ty bảo hiểm.

Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008



    Cuộc khủng hoảng năm 2007 và 2008 là một cuộc khủng hoảng toàn hệ thống với một mức độ chưa từng có trong lịch sử tài chính hiện đại. Nó mang tính hệ thống vì nó ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống tài chính. Cuộc khủng hoảng dưới chuẩn đáng ra nên được kìm hãm chỉ trong phân khúc nhỏ của thế châp dưói chuẩn. Rủi ro tài chính của các công ty chịu chi phối của những quy định chặt chẽ, với mục đích chính là để tránh những những cuộc khủng hoảng hệ thống. Thay vào đó, cuộc khủng hoảng đã lan rộng ra toàn bộ hệ thống tài chính và gây ra sự lây lan kinh tế. Tại sao những quy định thất bại? Điều gì đã đi sai đường?

    Cuộc khủng hoảng lan rộng theo cách lây lan “cổ điển”, ảnh hưởng tới những phân khúc khác của hệ thống bởi một sự kiện cục bộ, và thông qua những hiệu ứng đồng chu kỳ. Tính đồng chu kỳ là sự khuếch đại cường độ của các chu kỳ. Sự lây lan và các hiệu ứng đồng chu kỳ tương tác với nhau, gây ra những hệ quả không ngờ và liên kết lẫn nhau. Điều này được trình bày trong nhiều bài viết và những tài liệu chính thứ : dùng để làm cơ sở xây dựng cải cách trong hệ thống quy định tổng thể.


Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008



    Sự lây lan và tính đồng chu kỳ là những hiệu ứng liên kết, khó tách rời, Nhiều hiệu ứng lây lan đựợc trình bày chi tiết sau đây góp phần tạo nên tính đồng chu kỳ và ngược lại. Trong chương giới thiệu về cuộc khủng hoảng này, chúng đôi khi được tách biệt để thuân tiện.

    Theo đó, chương này bắt đầu với một bài tóm tắt về thị trường dưới chuẩn, những cơ chế lây lan cổ điển, những rủi ro tài chính, những điều cơ bản về quy định rủi ro và quy định kể toán. Những mục tiếp theo sẽ nói tới những hiệu ứng lây lan mới hình thành từ cuộc khủng hoảng. Chúng bao gổm những hiệu ứng tiêu cực của những tiêu chuẩn kế toán, sự phố biến hóa rủi ro thông qua chứng khoán hóa, sự suy giảm tính thanh khoản và hậu quả lây lan của nó, tính đồng chu kỳ xuất phát từ những quy định và hành vi của các công ty tài chính, vai trò của những thích nghi chậm trễ trong xếp hạng, và ảnh hưởng tiêu cực của đòn bẩy dựa vào thế chấp. Mặc dù việc điều hành các ngân hàng là một vấn đề trong bối cảnh này, chúng ta tập trung vào những tác động trên.


    Chương dẫn nhập này cũng cung cấp một bài tóm tắt về hệ thống tài chính và những quy định, sẽ được trình bày chi tiết trong vài chương tiếp theo về rủi ro, quy định, cách thức của ngân hàng và các mô hình rủi ro.

Nội dung

1. Cuộc khủng hoảng dưới chuẩn

2. Những cơ chế  lây lan cổ điển

3. Những rủi ro tài chính

4. Các quy định

5. Sự lây lan thông qua chứng khoán hóa

6. Lây lan tính thanh khoản

7. Sự lây lan và tính đổng chu kỳ thông qua những luật về giá trị công bằng

8. Sự lây lan do tụt hạng tín dụng

9. Sự lầy lan và tính đồng chu kỳ trong một ngành công nghiệp đòn bẩy

10. Những hệ quả


Những điều giúp cuộc khủng hoảng không tệ hơn

     Các điều luật khá chặt chẽ, nhưng các lỗ hổng vẫn còn. Rủi ro lệch hạn là một trường hợp điển hình vì nó tùy thuộc vào kỷ luật của những người tham gia tài chính và không gây ra chi phí vốn nào. Hơn nữa, phạm vi của các quy định không bao phủ toàn bộ ngành công nghiệp! Một trường hợp khác là những quỹ phòng hộ (hedge fund). Chúng sử dụng những kỹ thuật trao đổi độc quyền để tăng lợi nhuận, tạo ra một nguồn lợi khác thay vì từ đẩu tư vào chứng khoán. Họ sử dụng những kỹ thuật như đánh cược về sự hội tụ của các chỉ số thị trường ở các vùng khác nhau, giá cổ phiếu, hay đánh cược sự kiện ví dụ kết quả bầu cử hay sáp nhập.


Những điều giúp cuộc khủng hoảng không tệ hơn



    Sự sáng tạo là vô bờ bên. Những quy định sẽ khiên cho những chiên lược độc quyền của họ bị lộ ra ngoài, làm mất đi giá trị của quỹ phòng hộ. Quản lý quỹ phòng hộ phụ thuộc vào kỷ luật thay vì những quy định nghiêm ngặt như đối với quỹ tương hỗ. Hơn nữa, các quỹ có thế dùng đòn bẩy (sử dụng vốn từ vay nợ), dùng tài sản làm thế chấp. Một hiệu áng nối tiếng của vốn từ vay nọ là trong những điêu kiện không thuận lợi, nó tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư và những nhà quản lý quỹ. Điểu này sẽ không sao trừ việc các quỹ phụ thuộc rất nhiều vào tính thanh khoản thị trường và rủi ro lệch hạn để tăng lợi nhuận. Các quỹ phòng hộ khiến cho cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn do những luật lệ ứng với vốn từ thế chấp và rủi ro lệch hạn.

    Một số những đối tượng khác cũng phải tuân theo một “quy tắc ứng xử” của thị trường. Một ví dụ minh họa là những cơ quan xếp hạng. Mô hình kinh doanh của các ca quan xếp hạng là chi đinh xếp hạng uy tín tín dụng để phục vụ những nhà đẩu tư. Bởi vì họ giúp những người phát hành trái phiêu có vốn, họ được người phát hành trả tiến. Kỷ luật có thể đủ mạnh đề áp đặt nhũng quy định bởi vì danh tiếng của các cơ quan này phụ thuộc vào hoạt động của họ. ít nhất đây cũng là cách nhìn phố biến, bởi vì không 06 ai quy định những cơ quan xếp hạng tín đụng. Nhưng khi vai trò của những cơ quan này trong việc theo dõi rủi ro đã bị phê phán nặng nề thì mọi người bắt đẩu nhận ra việc tự quy định là không thích hợp, và mô hình “người phát hành trái phiêu trả ti&i” sẽ gây ra những mầu thuẫn lợi ích cho các cơ quan này. ,

     Cuộc tranh luận về luật trước cuộc khủng hoảng tập trung vào việc 80 sánh sự hữu hiệu của kỷ luật 90 với những quy định áp dụng cho các công ty tài chính. Kể từ cuộc khủng hoảng, rõ ràng luật pháp không chi phụ thuộc vào kỷ luật hay quy tắc ứng xử được nữa. Những tài liệu chính thức chi ra thiêu sót của những quy định hiện hành và tất cả đều khuyến cáo rằng những quy định phải nhất quán và được tăng cường. Sự đối lập này rất đáng chú ý. Mở rộng phạm vi của luật và xác định tính nghiêm khắc của chúng đã trỏ thành một vấn đề nóng bỏng.


Đọc thêm tại: 

Các tiêu chuẩn kế toán

     “Kế toán giá trị công bằng”, theo những tiêu chuẩn kế toán mói, tập trung vào giá mà một tài sản có thể được bán. Với sản phẩm thị trường, cổ phiếu, trái phiêu và phái sinh, giá cả thường là giá trị thanh lý trừ khỉ chúng là nhũng khoản nợ, khoản phải thu hay những tài sản chờ ngày đáo hạn. Với những tài sản định giá ở giá công băng, việc đánh giá phụ thuộc vào việc thị trường có hoạt động mạnh hay không. Những thị trường hoạt động mạnh có khối lượng trao đối cho phép xác định giá cả rỗ ràng. Với nhũng công cụ khác, giá cả có thể được xác định từ những công cụ trao đổi khác trong thị trường hoạt động mạnh. Với những công cụ mà gía không thế được xác định từ thị trường, việc đánh giá dựa vào mô hình. Sự phân loại các hạng mục kế toán tùy vào mục đích quản lý.


Các tiêu chuẩn kế toán



     Một hạn chế lớn của giá trị công bằng là nó khiên cho thu nhập ròng dễ thay đổi hơn vì nó liên quan trực tiếp tói những biên động thị trường, làm cho lợi nhuận không còn rô ràng. Điểm yếu này được giải quyết bằng cách phân biệt những tài sản nắm giữ với mục đích trao đổi, khi đó thặng dư vốn và thua lỗ vốn sẽ chuyến thành thu nhập ròng, so với những tài sản tạo ra thặng dư vốn và thua lỗ vốn chuyến thành vốn.

     Khỉ thị trường đi xuống, những quy định giá trị công bằng khiên các danh mục đẩu tư bị giảm giá trị, kể cả nêu ngân hàng không có ý định bán chúng, tạo ra thua lỗ làm thu nhỏ cơ sở vốn của ngân hàng.


Đọc thêm tại:

Ngân hàng và mô hình phát hành nợ thế chấp và phân phối

     Các ngân hàng đã chuyển đổi liên tiếp từ mô hình kinh doanh “phát hành nợ thế chấp và nắm giữ” thành “ phát hành nợ thế chấp và phân phối”. Cho vay kiểu truyền thống bao gồm cho vay và giữ những khoản nợ trong “ danh mục đầu tư ngân hàng” cho tới ngày đáo hạn.

     Nhược điểm của cách làm cổ điền đó là những món nợ không xuất hiện trong bảng cân đố kế toán làm đóng băng số vốn yêu cầu, ngăn cản những khoản vay mới vì ngân hàng bị hạn chế về vốn. Quá trình chứng khoán hóa cho phép ngân hàng đi vòng qua hạn chế đó và phát triển việc cho vay. Cơ chế này cho phép cung cấp vốn cho những nền kinh tế đang tăng trưởng.


Ngân hàng và mô hình phát hành nợ thế chấp và phân phối



     Ngân hàng phát hành nợ những thay vì giữ chúng trong bảng cân đối kế toán, họ bán chúng cho thị trường vốn, trút gánh nặng rủi ro tín dụng vào thị trường vốn. Nguyên tắc này bao gồm việc tạo ra một thực thể có mục đích đặc biệt (SPE), một thực thể hợp pháp, khó có khả năng gây ra phá sản cho ngân hàng hay người tham gia tài chính. SPE mua tài sản và phát hành trái phiếu trong thị trương để cung cấp vốn cho việc mua tài sản đó. Dòng tiền từ khoản nợ sẽ trở thành thu nhập cho những người đầu tư vào trái phiếu của SPE. Do đó, các ngân hàng phân phôi rủi ro tín dụng cho nhiều nhà đầu tư, được gọi là phân tán hóa rủi ro.

     Động lực ban đầu của ngân hàng khi bán tài sản, theo mô hình “phát hành nợ thế chấp và phân phối”, là để tự do hóa vốn, cho phép họ mở rộng hoạt động cho vay. Những nhà đầu tư tìm kiếm “chênh lệch tín dụng” của những trái phiếu được phát hành I chênh lệch giữa lợi nhuận của trái phiêu so với lợi nhuận không có rủi ro. Họ đưa ra quyết định đầu tư dựa vào xếp hạng độ tin cậy những cơ quan xếp hạng đánh giá những trái phiếu dựa trên nợ này. Những nhà đầu tư chỉ quan tâm đến chất lượng tín dụng của trái phiêu, đo bằng xếp hạng tín dụng, thay vì câu thành của những khoản nợ, bởi vì họ không có thông tin về nỏ. Điều này khiên cho vai trò của các cơ quan xếp hạng trở nên vô cùng quan trọng. Họ cũng có lợi khi đầu tư vào chứng khoán SPE. Chênh lệch tín dụng của những trái phiếu phát hành trong quá trình chứng khoán hóa này hấp dẫn hơn những trái phiêu tập đoàn tương tự với xếp hạng giống nhau. 




Chứng khoán hóa trở nên phổ biến

    Bất kể rủi ro của những tài sản được chứng khoán hóa này là gì, việc cấp vốn của SPE có thể đạt được thông qua việc “cầu trúc” những trái phiếu dựa vào nợ. Một loạt các trái phiếu với mức độ cao cấp khác nhau, từ AAA cho tới những trái phiếu lợi nhuận cao – rủi ro cao được phát hành. Mức độ cao cấp là quyền ưu tiên tương đối của những khoản nợ đối với SPE. Những trái phiêu cấp thấp han mang rủi ro của tài sản được chứng khoán hỏa, tạo ra bảo hiềm tránh thua lỗ cho những trái phiếu cao cấp hơn. Trái phiếu cao cấp chỉ cỏ thể bị thua lỗ sau khi những trái phiếu cấp thấp hon đã hấp thụ thua lỗ trước, Cơ chế này cho phép chỉ định xếp hạng cao cho những trái phiêu cao cấp* Nó cũng cho phép tùy chỉnh rủi ro của các trải phiêu phát hành trong một lần chứng khoán hóa phù hợp với sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro của các khách hàng khác nhau. Họ có thể là những quỹ lương hưu thận trọng mua trái phiếu cao cấp hay những nhà đầu tư muỗi) có chênh lệch tín dụng cao tìm mua những trái phiêu cấp thấp với rủi ro cao hơn.


Chứng khoán hóa trở nên phổ biến



     Việc chứng khoán hóa trở nên phổ biến. Bất kể rủi ro của tài sản cơ sỏ là gì, dù đó là thế chấp hay những khoản nợ mạo hiểm, chúng đều có thể được chứng khoán hóa. Tất cả những gì những người sắp xếp chứng khoán hóa phải làm là tăng lượng trái phiếu cấp thấp cho những tài sản mạo hiểm hơn để tăng đệm an toàn bảo vệ những trái phiếu cao cấp. Với những cơ chế như vậy, cung cấp vốn cho những món nợ mạo hiếm trở nên khả thi với một phần những trái phiêu AA A, và còn lại là những trái phiêu cấp thấp đảm bảo cho sự an toàn của những trái phiếu cao cấp.

    Sự phát triển của chứng khoán hóa thế chấp đã được duy trì từ khi ca chế này bắt đầu được các ngân hàng áp dụng. Giai đoạn đầu của những chứng khoán dựa vào thế chấp là khoảng 40 năm trước ở Mỹ. Chứng khoán hóa những tài sản khác bắt đầu gần đây hơn, ví dụ như nợ tiêu dùng hay nợ doanh nghiệp. Chứng khoán hóa trái phiếu và nợ tăng nhanh trong thời gian 1996-2002, chậm đi vào năm 2002 và sụp đổ vào thòi điểm khủng hoảng.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: các loại rủ ro, khủng hoảng tài chính 2008

Rủi ro của việc chứng khoán hóa

     Nhng hậu quả của việc phân phối rủi ro thông qua chứng khoán hóa là không còn ai thật sự biết ai là người chịu rủi ro tín dụng của những tài sản mạo hiểm như những khoản nợ dưới chuẩn nữa. Bằng cách phân bổ rủi ro cho nhiều nhà đầu tư, chứng khoán hóa tạo ra khả năng lây lan rủi ro cho tất cả những nhà đầu tư vào những trái phiêu đó. Nếu những tài sản được chứng khoán hóa được coi là mạo hiểm, những nhà đầu tư có thể lo ngại rằng rủi ro cao hơn nhiều so với dự đoán. Những tài sản gọi là “độc hại” ví dụ như những khoản nợ dưới chuẩn, đã xâm nhập vào những danh mục đầu tư được chứng khoán hóa và trở thành những viên thuộc độc gây ra nghi ngờ đối với danh mục đầu tư đó, mặc dù chúng chỉ là một phần nhỏ.

     Do đó, việc chứng khoán hóa reo rắc rủi ro của tài sản độc hại ra toàn ngành công nghiệp và những người tham gia không thật sự biết họ đang phải đối mặt với những rủi ro gián tiếp nào. Lý thuyết nói rằng xếp hạng tín dụng của những cơ quan xếp hạng sẽ cung cấp thông tin đáng tin cậy về rủi ro này. Nhưng thực tế thì những co quan xếp hạng không đủ năng lực và nhân lực để định lượng và theo dõi những rủi ro đó. Khi rủi ro rõ ràng cao hơn dự đoán, mọi thứ đều đã quá muộn. Các cơ quan xếp hạng chỉ còn có thể tăng tốc việc đánh tụt xếp hạng, để bắt kịp với những rủi ro không lường trước được. Điều này lại càng chứng nhận nỗi lo sợ của những nhà đầu tư và làm tăng mức ngại rủi ro đôi với những sản phẩm này.


Rủi ro của việc chứng khoán hóa



     Không có gì đáng ngạc nhiên là mọi người đều đổ xô cho việc chứng khoán hành vi để phân phối rủi ro tín dụng ra toàn bộ hệ thống tài chính và không cung cấp những phần nào đế đánh giá những rủi ro đó. Chứng khoán hóa làm lây lan rủi ro mà đảng ra chi nên hận chế trong một mảng thị trường cụ thể. Hậu quả là chửng khoản hòa đã biến cuộc khủng hoảng lan rộng.

     Tuy nhiên, cơ chế chứng khoán hóa dựa trên kinh tế học đúng đắn. Miễn là tài sản cung cấp đủ lợi nhuận đế đền bù cho các nhà đẩu tư tương xứng với rủi ro họ chấp nhận, SPE là một công cụ hữu ích. Khi lợi nhuận của tài sản giảm xuống dưới mức độ khi đánh giá rủi ro thay đổi nhanh chóng, khi niềm tin với những tài sản này biến mất thì cơ chế này sụp đổ, sau khi đã lây lan sự mất lòng tin cho tất cả mọi người. Hậu quá là việc chứng khoán hóa đã phải dừng lại kể từ cuộc khủng hoàng.

    Quy trình này càng tồi tệ hơn do sự thiêu tính thanh khoản ngan hạn để cung cấp vốn cho những tài sản được chứng khoán hóa. Thiếu tính thanh khoản, một số SPE phải thanh lý tài sản để trả tiền cho nhà đẩu tư. Nếu không, các ngân hàng dưa tài sán nắm giữ bởi SPE vào bảng cân đổi kế toán của mình để tránh rủi ro làm đảo ngược hiệu ứng đối với vốn được yêu cầu.

   Chứng khoán là một nguồn quan trọng cung cấp vốn cho các ngân hàng, chứ không đơn thuần chỉ để tiết kiệm vốn. Sự biến mất của nó làm cạn nguồn vốn gây áp lực vốn lớn các ngân hàng. Điểu này gây ra một sự thu hẹp tín dụng vì không có ngân hàng nào mở rộng tín dụng nếu không có vốn từ việc chứng khoản hóa.




Cuộc khủng hoảng thanh khoản

    Cuộc khủng hoảng ngay lập tức trở thành một cuộc khủng hoảng tính thanh khoản. Thị trường thương mại giây tờ trị giá 1.200 tỷ USD, thị trường linh hoạt ở Mỹ năm 2007, đã cạn khô nhanh chóng sau giai đoạn đẩu tiên của cuộc khủng hoảng, Tính thanh khoản bị đóng băng, làm giảm lượng vốn và biến việc tìm vốn trở thánh một vấn nạn những người đi vay.

    Cơ chế đầu tiên của sự thu hẹp tính thanh khoản này là sự ngại rủi ro của những người cho vay, và điều này đã được chứng nhận khi những tổ chức lớn sụp đổ câu hỏi “thất bại tiếp theo?” khiến cho những người cho vay cắt giảm giao dịch với những người khác, vỉ sợ rằng sẽ phải hứng chịu những thua lỗ không lường trước dược.


Cuộc khủng hoảng thanh khoản



    Rủi ro lệch hạn, hay sự phụ thuộc vào những số vốn ngắn hạn, lại càng làm xâu đi hệ  của sự thu hẹp tính thanh khoản trong thị trường thanh khoản ngắn hạn.Ngân hàng và các công ty tài chính khác phụ thuộc vào nợ ngắn hạn phải truy đuổi nhưng số tiền đột ngột biến mất, gây ra một cuộc khủng hoảng tính thanh khoản.

    Trong những giai đoạn bình thường, thị trường ngắn hạn cỏ tính thanh khoán rất cao. Rủi ro lệch hạn không gây ra hậu quả gì. Nhưng nếu chuyền hạn nợ ngắn hạn trở nên khó khăn do gián đoạn thị trường thì việc cấp vốn cũng bị gián đoạn. Tuy nhiên lệch hạn là điều bình thường.

    Vị thế câu trúc của một ngân hàng bao gồm cho vay dài hạn và mượn ngắn hạn. Lệch hạn tăng lợi nhuận vì câu trúc thời hạn của lãi suất tăng cùng với kỳ hạn. Điều này có nghĩa là lãi suất dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn trong điều kiện thông thường, điều phổ biến trước cuộc khủng hoảng. Lệch hạn cho phép kiếm lòi từ sự chênh lệch giữa lãi suất dài hạn và ngắn hạn.




Tìm hiểu đường dẫn thanh khoản

     Nhiều phương tiện chứng khoán hóa dựa vào “đường dẫn thanh khoản”. Đường dẫn thanh khoản gắn liền với SPE, dùng để tận dụng tính thanh khoản của thị trường ngắn hạn vì nó rẻ hơn. Những người sắp xếp những đường dẫn đó cẩn phải đảm bảo là rủi ro lệch hạn sẽ không tạo ra sự gián đoạn. Một cách làm tiêu chuẩn là đính kèm những đường dẫn này với các “đường thanh khoản phòng trợ” bởi những “người cung cấp thanh khoản”. Người cung cấp thanh khoản thông thương là một ngân hàng ký hợp đổng để cung cấp tiền mặt với một lượng tối đa trong trường hợp thị trường bị gián đoạn. Hợp đổng có nhiều điều kiện ví dụ như xếp hạng tối thiểu cùa danh mục đầu tư của tài sản đang được cấp vốn. Độ này của sự gián đoạn thị trường phải “ngắn”, không được kéo dài nhiều tháng.


Tìm hiểu đường dẫn thanh khoản



    Một khi tính thanh khoản đã cạn kiệt, rủi ro lệch hạn trở thành “ cho vay không tự nguyện” của ngân hàng. Họ phải cho vay để tuân theo những cam kết của mình, nhưng phải đối mặt với vấn đề không duy trì được tính thanh khoản của chính mình. Tính thanh khoản thu hẹp vì câu hỏi “ai sẽ mất bao nhiêu tiền tiếp theo”. Nó cũng xảy ra vì việc cho vay không tự nguyện khiến cho tính thanh khoản càng giảm sút.

    Tính thanh khoản có vẻ như vẫn cạn kiệt ngay cả sau khi các ngân hàng trung ương bơm vào những khoản tiền khổng lồ. Có lẽ, các ngân hàng và công ty tài chính đang “tích trữ tính thanh khoản” vì sợ sẽ bị mất tính thanh khoản nếu dùng nó để mở rộng tín dụng. Việc cho vay không tự nguyện và tích trữ tính thanh khoản là những hệ quả thay vi nguyên nhân. Nguyên do có lẽ là sự lo ngại rủi ro và sự bất an về việc ai sẽ sụp đổ tiếp theo, một hiệu ứng có nguồn gốc không chỉ ở những tài sản độc hại bởi vì điều đó sẽ không thể lý giải mức độ thua lỗ nếu xem xét riêng biệt hay theo tiêu chuẩn kế toán giá trị công bằng.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: rủi ro tài chính, khủng hoảng tài chính

Sự lây lan chứng khoán hóa trong thị trường

    Mặc dù nguyên tắc giá trị công bằng có cơ sở đúng đắn, nó đã trở thành một nhân tố lây lan trong những điều kiện đặc biệt tiêu cực. Hiệu ứng lây lan bắt nguồn từ sự bất an với  câu hỏi “ai sẽ thua lỗ tiếp theo”. Phần lớn sự thua lỗ của các tổ chức tài chinh bắt nguồn từ sự giảm giá danh mục đâu tư của họ, do sự đi xuống của thị trường kích thích bởi việc bán tháo tài sản. Nhưng những thua lỗ cũng phụ thuộc vào bản chất của các danh mục đầu tư.


Sự lây lan chứng khoán hóa trong thị trường



    Nhiều công ty nắm giữ những tài sản chứng khoán hóa, bị tác động của sự nghi ngờ khi giá nhà giảm và những “tài sản độc hại” lây lan thông qua việc chứng khoán hóa. Tìm ra những tài sản như vậy trang danh mục đầu tư và liệu chúng có đúng là tài sản độc hại hay không, không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Các hệ thống ngân hàng không được thiết kế để tìm ra nguồn gốc những tài sản cơ sở trong trái phiếu của quy trình chứng khoán hóa. Chứng chỉ ghi chép lại những giao dịch và đánh giá, cần thiết cho việc trao đổi và cho vay.

    Nhiều tài sản, dễ dàng định giá khi thị trường hoạt động mạnh, mất giá trị cảm nhận trong thị trường giảm sút và mất tính thanh khỏan. Hạng mục những tài sản phải xác định giá từ mô hình là những tài sản mai đi giá trị đảng tin cậy khi thị trường chuyển từ hoạt động mạnh sang hoạt động yếu. Khi niềm tin vào các mô hình sụp đổ trong những điểu kiện ngặt nghèo, giá theo mô hình cũng bị ảnh hưởng do quan niệm tiêu cực khiên cho nhiều tài sản được định giá chỉnh xác, đã mất giá trị cảm nhận. Giá trị công bằng khổng thể cung cấp giá trị thật sự của tài sản, bất kể chủng là bao nhiêu. Thay vào đó, giá trị cảm nhận thay thế cho giá trị thật.

    Kết quả của việc phân tán những tài sản độc hại và việc áp dụng những quy định về giá trị công bằng trong điều kiện nghiêm trọng khiến cho thua lỗ tà không thế tránh được.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: khủng hoảng tài chính 2008, rủi ro lãi suất